Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh là thời điểm để các mẹ tích lũy lượng dinh dưỡng tạo sữa cho con bú. Chính vì thế, thời điểm này, phụ nữ sau sinh cần có một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho con thông qua sữa mẹ.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy sức khỏe của phụ nữ sau sinh thường suy giảm, cơ thể trở nên yếu ớt nên cần phải được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nhanh phục hồi sức khỏe cũng như tăng cường lượng sữa cho con bú. Các nhóm chất cần được mẹ cân đối một cách hợp lý để vừa tốt cho sức khỏe mà lại không làm ảnh hưởng đến em bé. Vì lúc này bé bú sữa mẹ đồng nghĩa với việc sẽ hấp thu các chất mà mẹ vừa ăn vào.
Các nhóm chất cần thiết
Nhóm tinh bột: Các mẹ nhớ ăn đủ nhóm chất này để đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ năng lượng nhé. Đừng sợ cơ thể mập lên mà hạn chế tinh bột, vì lúc này bạn cần rất nhiều năng lượng để vừa lấy lại sức lực đã mất sau lần vượt cạn và có sức để nuôi dưỡng em bé nữa. Ngoài cơm, các mẹ có thể bổ sung tinh bột bằng các loại bánh mì, mì hay khoai tây,…
Nhóm chất đạm: Cần thiết để bổ sung dưỡng chất tăng cường cho hệ cơ. Các mẹ nhớ ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng hay thịt gà. Các loại đậu hạt cũng chứa hàm lượng protein rất cao nên các mẹ đừng bỏ qua nhé.
Đối với nhóm chất béo các mẹ nên hạn chế ăn nhiều vì lúc này cơ thể chưa được hoạt động nhiều nên nếu ăn nhiều chất béo sẽ là cơ hội khiến mỡ tích tụ và khiến bạn mập lên. Trong thực đơn ăn hàng ngày mẹ cũng nên hạn chế các món xào, món chiên và thay vào đó bằng các món luộc và hấp. Những món ăn này vừa ít béo lại nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể đấy.
Trái cây và các loại rau xanh cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ sau sinh bởi chúng cung cấp các loại vitamin và chất xơ cần thiết giúp dễ tiêu hóa, tránh táo bón và có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể rất tốt nữa.
Đây cũng là giai đoạn mẹ cần bổ sung nhiều chất sắt để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể và làm tan máu bầm vẫn còn sau sinh. Chất sắt có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, tôm, cá, mực, súp lơ, đậu hũ,…

Phụ nữ sau sinh nên ăn đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, béo, rau củ quả
Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh thì nước uống và sữa là những món không thể bỏ qua phải không nào? Nước giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn trong khi đó sữa cung cấp canxi và các khoáng chất cần thiêt rất có lợi cho việc sản xuất sữa.
Các mẹ cần lưu ý là hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh còn yếu, khó hấp thụ thức ăn. Vì thế các thức ăn đều phải được nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh nhé.
Để tránh tiêu chảy hay táo bón, các mẹ cũng chú ý không nên ăn các loại thức ăn cay nóng hoặc quá chua sẽ gây ảnh hưởng cho dạ dày và có thể khiến cho mùi vị của sữa thay đổi, em bé khó hấp thu. Các loại thức ăn tươi sống hoặc có tính hàn như hải sản, ốc tuyệt đối không ăn cho đến khi hệ tiêu hóa của mẹ ổn định hoàn toàn. Ngoài ra,để tăng cường lượng sữa cho em bé bú, các mẹ có thể ăn chân giò hầm đu đủ xanh hoặc đậu đỏ nấu với mè đen,…
Bữa ăn của sản phụ sau sinh cần được chia nhỏ và có sự kết hợp nhẹ nhàng giữa các nhóm chất để đảm bảo cho cơ thể mẹ phục hồi tốt, có đủ dinh dưỡng để nuôi em bé khỏe mạnh.

Câu hỏi thường gặp: 0-6 tháng tuổi

1. Cho trẻ tập ăn dặm từ lúc nào là thích hợp?

Sữa mẹ hoặc sữa ngoài cung cấp tất cả nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở 6 tháng đầu đời, nhưng mẹ sẽ nhận ra được nhu cầu thèm ăn ngày càng tăng của trẻ từ trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Sau 17 tuần, bạn có thể nhận thấy một vài dấu hiệu nhận biết rằng trẻ đã sẵn sàng để tập ăn dặm một số loại thức ăn bên cạnh sữa mẹ và sữa ngoài.
Những dấu hiệu này bao gồm:
  • Trẻ đói bụng dù vừa được cho bú
  • Trẻ nhìn bạn ăn với thái độ rất thích thú
  • Trẻ có thể ngồi với sự giúp đỡ của phụ huynh.
Những dấu hiệu này không có ý nghĩa bắt buộc bạn phải tập cho bé ăn dặm ngay mà tốt nhất là bạn nên tăng lượng sữa cho trẻ bú ở mức trẻ mong muốn trước khi thử cho trẻ ăn thứ khác. Đừng bao giờ tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ chưa được 17 tuần tuổi vì việc này làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng.

2. Tôi nên cho trẻ ăn khi trẻ muốn hay theo thời gian cố định

Nếu bạn đang cho con bú hoặc cả khi cho con dùng sữa ngoài thì vẫn nên tập cho trẻ vào một lịch trình cụ thể. Trẻ nhỏ thường hoạt động tốt hơn khi làm theo lịch trình vì điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được chăm sóc.

3. Tôi nên cho trẻ tập ăn những loại thức ăn gì ở giai đoạn đầu tiên?

Những loại thức ăn đầu tiên của bé phải đơn giản, không bị cặn và nhạt.Tốt nhất nên cho trẻ ăn bột hay ngũ cốc trẻ em pha với sữa hoặc rau quả (chỉ 1 loại) hầm nghiền nhuyễn bằng máy xay cầm tay Braun Multiquick. Những loại trái cây và rau củ được ưa chuộng là chuối, cà rốt và khoai tây.

Chăm sóc bé bằng thực phẩm chay

Tập cho trẻ ăn kiểu chay cũng là một cách rất tốt để nuôi trẻ, miễn là vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ



Trẻ em cũng muốn cảm nhận được mình là một thành viên của gia đình, vì vậy, khi trẻ đã qua giai đoạn tập ăn, hãy cho trẻ cùng tham gia vào giờ ăn của gia đình. Dù trẻ chưa được 12 tháng tuổi thì trẻ vẫn có thể ăn chung nhiều loại thực phẩm với các thành viên khác trong gia đình.
Đây cũng là thời gian tốt để bạn xem lại thực đơn của cả gia đình và đảm bảo rằng các bữa ăn đều tốt cho sức khỏe và cân bằng chất dinh dưỡng, bao gồm những thức ăn giàu tinh bột, đồ ăn ít đường và chất béo và tránh thực phẩm quá mặn.
Bạn sẽ bất ngờ vì phát hiện ra có rất nhiều món ăn cho cả gia đình được chế biến hết sức đơn giản với sự trợ giúp của máy xay cầm tay Braun Multiquick, tuy nhiên, lưu ý đừng nêm quá nhiều muối hoặc quá nhiều các gia vị khác, đặc biệt là các gia vị cay trong suốt quá trình chuẩn bị thức ăn. Hãy để gia vị riêng để các thành viên khác nêm nếm sau nếu cần.

Cho trẻ nấu ăn chung

Hãy cho trẻ cùng tham gia chuẩn bị thức ăn để trẻ biết trân trọng thức ăn và dạy trẻ cùng đóng góp vào những công việc gia đình. Mặc dù việc này có thể tạo ra nhiều sự vung bẩn, tuy nhiên, phần lớn các bà mẹ chia sẻ rằng, họ thấy thích thú khi cho con cùng chuẩn bị thức ăn, còn trẻ con thì phấn khích hơn và yêu quí hơn những thứ mà chúng tự làm ra.
10 công việc chuẩn bị thức ăn mà con bạn sẽ thích
  1. Xay sinh tố
  2. Trộn bánh
  3. Nhào bột
  4. Tạo hình bánh cookie
  5. Nghiền khoai tây
  6. Đổ bột bánh vào vỉ
  7. Đánh bánh với sữa hoặc trứng
  8. Cân các nguyên liệu
  9. Xúc kem vào tô
Phần lớn chúng ta thấy thích thú với những nguyên liệu ngọt ngào như làm bánh cookie và bánh kem. Những đứa trẻ cũng rất yêu thích những công việc này, vì vậy, tùy theo từng độ tuổi, hãy cho chúng tham gia những hoạt động thích hợp khác nhau như cân đếm nguyên liệu để nướng bánh hay chuẩn bị trái cây.
Không cần phải nói thì chúng ta cũng phải hiểu được rằng, những hoạt động này ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho con trẻ, do đó, người lớn phải theo theo sát trong suốt quá trình nấu nướng, đặc biệt là những hoạt động có liên quan đến những vật sắc nhọn, nhiệt độ và nước.

Trẻ luôn lắng nghe để học hỏi

Khi cho trẻ nấu ăn cùng, hãy giải thích từng giai đoạn bạn làm và lí do tại sao. Ví dụ, tại sao bạn phải rửa thức ăn, phải nấu những rau quả cứng cho đến khi chúng mềm và dễ nhai.
Khi cho trẻ làm bánh, trẻ sẽ vui thích hơn khi bạn cho phép trẻ nếm thử từng nguyên liệu(ngoại trừ trứng sống) rồi so sánh vị khi thức ăn đã chín

Cho trẻ trộn và khoáy thức ăn

Nhiều đứa trẻ muốn cùng cha mẹ chuẩn bị thức ăn, vì vậy, tốt nhất là hãy giao cho trẻ những công việc thật đơn giản. Khi cho trẻ trộn và khoáy thức ăn, hãy đặt trẻ ở một điểm tựa vững chắc hoặc cho trẻ một chiếc ghế để trẻ dễ dàng thực hiện công việc của mình. Không có lí do gì để ngăn cản trẻ giúp bạn công việc này, cho dù là khoáy loại nước sốt hơi ấm nóng (với sự theo sát của trẻ lớn hơn)
Nếu trẻ quá nhỏ để ngồi gần bếp, bạn chỉ cần cho trẻ một vài muỗng kem lên  men vào soup và cho trẻ dùng máy xay cầm tay Braun Multiquick.

Cho trẻ làm sinh tố

Trẻ con rất thích các loại sinh tố, do đó, bạn có thể cho trẻ uống các loại sinh tố từ rau quả bổ dưỡng và cần thiết cho trẻ để thay thế các chất này trong thực đơn hàng ngày. Khi được quan sát, phần lớn trẻ em rất thích thú khi được dùng máy xay cầm tay Braun Multiquick để trộn những loại thực phẩm yêu thích vì máy xay Braun không làm thực phẩm bắn tung tóe hay trở nên bữa bộn.
Máy xay cầm tay Braun Multiquick hoàn toàn an toàn nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, máy xay vẫn chứa lưỡi dao nhọn và sắc bén bên trong mà trẻ không thấy, vì vậy, bạn củng nên dõi sát theo trẻ.
Bạn có thể cho trẻ quan sát việc chuẩn bị thức ăn với thiết bị điện nhưng không nên cho trẻ còn nhỏ sử dụng, ngoại trừ có sự quan sát chặt chẽ từ người lớn. Bạn cũng phải tháo điện và cất các thiết bị điện sau khi sử dụng nếu cho trẻ giúp bạn trong nhà bếp.
Sẽ rất tốt nếu bạn nói với trẻ về vấn đề an toàn khi nấu nướng để giúp trẻ biết cách hoạt động an toàn trong nhà bếp.

Bắt đầu từ việc làm Bánh mì

Trẻ em rất thích thú với việc lăn bột. Những trãi nghiệm đầu tiên của em bé về nấu ăn thường là làm bánh mì hoặc các loại bánh cuốn. Một cách tổng thể, thành phần để làm bột bánh mì khá dễ để cân đo đúng số lượng.
Cho trẻ cuộn, nhồi bột hay đơn giản là cho trẻ nghịch ngợm với bột sẽ không ảnh hưởng gì đến kết quả bánh ra lò. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng trẻ sẽ không tự ý thử những loại bột sống này. Ép và định dạng bột là một cách hay để dạy trẻ về sự khéo léo.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy gương mặt mừng rỡ của con trẻ khi chúng nhìn thấy những ổ bánh nướng từ lò ra với hương vị và mùi hương quyến rũ.

Cho trẻ làm Salad

Dù không được sử dụng dao nhọn, trẻ cũng sẽ thấy bản thân được đóng góp vào việc chung khi bạn cho trẻ cùng chuẩn bị và trộn các loại rau quả trong salad. Nhiều loại trái cây có thể được cắt nhỏ dễ dàng bằng dao nhựa hoặc dao cụt, vì dụ như chuối chín, kiwi, đào và bơ. Những loại thức ăn khác như cà chua bi và một số loại rau trái nhỏ không cần cắt, tuy nhiên, nếu trẻ muốn, hãy cứ để trả tự xé nhỏ salad và tự trộn chúng dưới sự quan sát của người lớn
Với những đứa trẻ nhỏ tuổi hay trẻ đang trong giai đoạn tập đi,bạn có thể cho trẻ sắp xếp và thảy các thành phần đã thái nhỏ vào tô/ nồi trong khi bạn sử dụng máy xay cầm tay Braun Multiquick.

Tầm quan trọng của việc lau rửa sạch

Không bao giờ gọi là sớm để dạy cho trẻ về tầm quan trọng của việc lau dọn sạch sẽ nhà bếp. Hãy trang bị cho trẻ một tạp dề chống nước. Phần lớn những đứa trẻ sẽ cố gắng giúp bạn rửa sạch và lau khô đồ đạc, tuy nhiên, ban đầu, hãy cho trẻ làm thử với những vật liệu nhựa để trẻ không bị thương tổn nếu bị rơi rớt, sứt mẻ.

Một vài qui tắc giữ an toàn

Đối với trẻ nhỏ, nhà bếp là nơi chứa nhiều điều thú vị, nhưng cũng đầy nguy hiễm. Hãy nói rõ với trẻ về những vật dụng trẻ được phép sử dụng vào thời điểm hiện tại và vật dụng nào chỉ được dùng khi đã lớn.
  1. Không để trẻ nằm hay ngồi trên sàn nhà khi bạn đang nấu thức ăn
  2. Giữ các thiết bị nhà bếp xa tầm tay trẻ và không để ở các mép rìa
  3. GIữ tay cầm chảo xa khỏi mép rìa của kệ bếp để tránh trẻ vồ hay với tới được
  4. Không cho trẻ lại gần nhà bếp trong trường hợp bạn phải vội chuẩn bị thức ăn

Làm sao để giữ được chất dinh dưỡng trong thức ăn khi lưu trữ trong thời gian dài

Trái cây và rau quả hấp là cách tốt nhất để giữ hương vị tươi và tự nhiên nhất cũng như giữ được tất cả dinh dưỡng sẵn có của chúng. Luộc sẽ làm mất đi những vi tamin và chất chống oxy hóa dễ tan trong nước, đặc biệt là vitamin B và C



Hãy lưu trữ thức ăn bạn tự làm

Baby food
Sẽ rất tiết kiệm tiền và thời gian nếu bạn tự làm thức ăn cho con yêu và đông lạnh để lưu trữ được lâu. Ở giai đoạn đầu khi trẻ cai sữa, những khay đá nhỏ với nắp đậy vừa vặn sẽ là khay chứa tuyệt vời cho những phần rau quả và trái cây nghiền nhỏ. Khi trẻ lớn hơn, bạn cần tìm những khay chứa lớn hơn nhưng phải đi kèm nắp đậy.

Bí quyết lưu trữ thức ăn


  • Chỉ dùng tủ lạnh có thể đông lạnh thực phẩm ở mức -18 độ trong 24 tiếng
  • Luôn luôn hâm nóng lại thức ăn. Sau đó, tự kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi đúc cho trẻ
  • Không nên đông thức ăn một lần nữa sau khi đã xả đông, ngoại trừ những nguyên liệu thô đã được sơ chế
  • Nếu không kịp dùng, hãy bỏ lượng thứcăn đã đông lạnh trong 2 tháng
  • Đừng đông lạnh chuối và bơ

Xả đông và hâm lại thức ăn

Khi muốn chuẩn bị thức ăn cho con, bạn chỉ nên lấy 1 phần thức ăn được đông lạnh và xả đông ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, làm nóng ở nhiệt độ cao rồi làm nguội trước khi cho trẻ ăn. Nếu bạn dùng lò vi sóng, nhớ khuấy đều vì lò vi sóng hâm thức ăn không đều và sẽ dễ gây bỏng cho trẻ. Nếu bạn xả đông trái cây để ăn lạnh, cỏ thể bỏ trái cây vào ngăn thường của tủ lạnh qua đêm. Đừng bao giờ đông lạnh lại thức ăn đã 

Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mẹ khi cho con bú

Giai đoạn cho con bú yêu cầu một chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho mẹ. Hãy chọn những thực phẩm trong các nhóm sau và đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn sẽ bao gồm thực phẩm trong tất cả các nhóm này

Mẹ nên ăn gì ?


Không khó để biết được chế độ ăn uống tốt cho bà mẹ cho con bú nhưng điều quan trọng là bạn phải kiên trì thực hiện trong suốt thời kì thai nghén:
Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. Hãy đảm bảo bạn ăn ít nhất 5 phần đa dạng trái cây và rau xanh mỗi ngày.
Ăn những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, cơm và khoai tây  để bổ sung thêm năng lượng. Khi đói, thay vì nạp vào cơ thể những loại snack chứa lượng chất béo và đường cao thì nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột với nhiều calo hơn.
Nên cung cấp Protein từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu. Ăn cá ít nhất 2 lần 1 tuần bao gồm 1 phần cá thịt trắng và 1 phần cá nhiều mỡ
Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai và ya-ua cũng là nguồn dồi dào protein, đồng thời cung cấp một lượng đủ canxi
Ăn nhiều chất xơ: những thực phẩm giàu tinh bột đã nói trên chứa một lượng lớn chất xơ ngủ cốc. Trái cây, rau quả và đậu các loại cũng cung cấp nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ rau củ. Chất xơ trong ngủ cốc và rau quả rất hữu ích để phòng ngừa bệnh táo bón- vấn đề hay gặp trong giai đoạn sau sinh

Những thức uống tốt cho mẹ

Người bình thường cần uống  6-8 ly nước mỗi ngày. Người mẹ đang cho con bú cần uống hơn 10-12 ly mỗi ngày
Tốt nhất là bạn nên để sẵn nước bên cạnh khi cho con bú. Nước, sữa hoặc nước ép trái cây loại không ngọt là tốt nhất. Uống nhiều nước sẽ hỗ trợ các chất xơ hoạt động hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa chứng táo bón

Cung cấp Vitamin và chất sắt thế nào là tốt?

Trong giai đoạn cho con bú, người mẹ nên cung cấp thêm vitamin D. 10 micro gram là liều lượng vừa đủ.
Nếu bạn đã bổ sung thêm chất sắt trong suốt thời gian thai nghén thì nên hỏi ý kiến chuyên gia nếu cần hay không bổ sung thêm trong thời kì cho con bú. Nếu trong thực đơn hàng ngày đã cung cấp đủ chất sắt thì  không cần uống thêm chất sắt bên ngoài.
Những thực phẩm cần tránh trong suốt giai đoạn cho con bú
Nếu con của bạn có những dấu hiệu lạ sau khi bạn ăn 1 số loại thực phẩm, bạn cần xem xét lại thực đơn của mình và loại bỏ ngay những thực phẩm liên quan đến vấn đề này
Một số thực phẩm nên chú ý kĩ vì chúng đôi khi gây ra chứng đầy hơi ở người lớn và khiến trẻ em bị đau bụng: bông cải xanh, bắp cải, hành củ và cải Bruxen
Nhiều bà mẹ tin rằng thức ăn nóng và cay có thể gây hại đến bao tử của con nhỏ. Tuy nhiên, những thực phẩm này thực ra lại không gây hại.
Cá nhiều mỡ là một nguồn tuyệt vời để nạp axit béo Omega 3. Tuy nhiên, chỉ nên giới hạn ở 2 phần ăn mỗi tuần và nên chọn những loại như: cá ngừ, cá thu, cá mòi, thịt cá hồi. Cá hồi đóng hộp không được tính vào nhóm cá nhiều mỡ, vì vậy, đừng tính món ăn này vào phần ăn dinh dưỡng của bạn
Hạn chế những thức uống có cồn và caffein. Những thức uống này có thể ảnh hưởng đến con của bạn và khiến đứa trẻ bị mất ngủ. Caffein có trong cà phê, trà và socola, đôi khi trong những thực phẩm khác. Một số thức uống giải khát hoặc nước tăng lực, các phương thuốc trị cảm cúm đôi khi cũng chứa chất này. Do đó, hãy kiểm tra kĩ thành phần để đảm bảo sức khỏe của bạn

Có được ăn kiêng trong giai đoạn cho con bú?

Khá thú vị là lượng chất béo dung nạp trong giai đoạn mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú, vì vậy, việc cho con bú sẽ giúp bạn lấy lại dáng vóc ban đầu nhanh chóng.
Không nên chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Vào giai đoạn này,muốn giảm cân, bạn chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dụng đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường và ngưng uống các chất có cồn.

Cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của trẻ em

Cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất vì sự phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ
Vitamin A
 Carrot

Vitamin A thúc đẩy sự tăng trưởng chung, giúp da thêm khỏe mạnh, mắt sáng( đặc biệt là tầm nhìn đêm) và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm
Dầu cá, gan và trứng là thực phẩm rất giàu vitamin A. Carrotenes được tìm thấy nhiều trong những rau quả màu cam, đỏ và xanh đậm sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A



Vitamin B
Oats
Vitamin B thúc đẩy hệ thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng
Vitamin B có trong chiết xuất men bia, sản phẩm từ sữa, trứng cá, thịt, ngũ cốc, các loại hạt và rau quả


Vitamin C
Broccoli
Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào khỏi các nguy hại, đồng thời giúp chữa lành vết thương và hấp thụ chất sắt
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh, rau bina, tiêu, dâu đen.

Vitamin D
Eggs
Vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ Canxi. Chúng ta dễ dàng tìm thấy Vitamin D trong dầu cá, trứng, bơ thực vật và ánh nắng mặt trời


Vitamin E
Avocado
Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cấu trúc tế bào trong cơ thể. Bơ, dầu thực vật, cá, trứng, hạt trái hạnh đào và các loại hạt khác là những thực phẩm chứa nhiều vitamin loại này

Calcium
Cheese
Canxi cần thiết để giữ xương và răng chắc khỏe
Chúng ta có thể nạp canxi qua các thực phẩm như sửa, phô mai, ya-our, những loại cá ăn được xương( cá hồi, cá mòi cơm và cá mòi)

Iron
Sắt cần thiết cho máu trong cơ thể. Sắt có nhiều nhất trong các loại thịt đỏ; tuy nhiên, cần nạp nhiều vitamin C để hỗ trợ việc hấp thụ chất sắt.
Các thực phẩm cung cấp sắt bao gồm: thịt đỏ, gan, dầu cá, mơ sấy khô, những loại trái cây sấy khô, đậu, rau có lá xanh và ngủ cốc

 

© 2015 Sức Khỏe Mẹ Bé

Back To Top